Giữ sức khỏe khi đi du lịch
Lời khuyên giúp bạn giữ sức khỏe khi đi du lịch
Cho dù bạn ở nhà hay đi du lịch, thì điều quan trọng là phải đặt sức khỏe của bạn lên hàng đầu. Bác Sĩ Y Khoa Cristina Sadowsky, làm việc tại Kennedy Krieger và Johns Hopkins tại Baltimore, Maryland, chia sẻ những lời khuyên du lịch đơn giản để đảm bảo những người đang sống chung với bệnh tê liệt đều khỏe mạnh và an toàn.
Chuẩn bị đầy đủ
- Lấy một đơn thuốc đủ dùng trong 10 ngày gồm các thuốc kháng sinh hiệu quả nhất của bạn để mang theo khi đi du lịch hoặc mua thêm thuốc cho đơn thuốc từ một chuỗi nhà thuốc quốc gia.
- Một số loại thuốc (như nPhenol, điều trị các khối chặn hủy thần kinh) không thể chịu được ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bác sĩ điều trị khối chặn sẽ cho bạn biết điều đó, và sẽ dặn bạn không mang thuốc đó theo trong chuyến đi.
- Một số loại thuốc là thuốc giãn mạch làm cho các mạch máu mở rộng, nên thuốc này có thể khiến bạn bị chóng mặt nhiều hơn khi ngồi dưới ánh mặt trời. Các ví dụ bao gồm Nitroglycerin điều trị chứng tăng phản xạ tự phát và một số loại thuốc bàng quang như Flomax.
- Hãy đảm bảo không bao giờ được để thuốc dưới ánh sáng mặt trời hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt trực tiếp.
Uống nhiều nước
Bạn tiết ra bao nhiêu mồ hôi, thì bạn phải bổ sung lại lượng nước tương đương. Người trưởng thành trung bình cần hai lít chất lỏng mỗi ngày. Lượng chất lỏng cần thiết có thể là 2 ½ lít do sức nóng mùa hè khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
Hãy uống cả nước lọc và nước Gatorade, vì trong đó có chất điện giải. Bệnh trạng thứ phát là một mối quan ngại đối với những người sống chung với bệnh tê liệt, vì vậy không nên uống những thứ có nhiều đường, như soda, vì có thể có hại cho thận và sức khỏe bàng quang nói chung.
Ngoài ra, hãy tránh uống quá nhiều rượu vì sự giãn nở của rượu tạo ra nhiều mồ hôi, điều này sẽ khiến bạn phải uống nhiều nước hơn. Bạn cũng nên nhớ rằng một số loại thuốc có thể tương tác kém với rượu.
Đội mũ và mặc trang phục phù hợp
Những người bị chấn thương tủy sống thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh thân nhiệt của họ. Hãy đội một chiếc mũ có màu nhạt hơn để làm chệch hướng bức xạ và làm bằng chất liệu thoáng khí để không giữ nhiệt hoặc ẩm. Sự chuyển đổi từ nóng sang lạnh có thể gây khó thở hoặc thở khò khè. Đối với những người có mức độ tổn thương cao hơn, họ có thể cảm nhận phản ứng quá mẫn trong hệ thống phổi. Các lớp trang phục sẽ giảm bớt sự điều chỉnh nhiệt độ để bạn có thể đi từ môi trường lạnh hơn đến môi trường ấm hơn.
Uống Vitamin C
Vitamin C có một số lợi ích. Vitamin C có tác dụng tăng cường chất lượng da và có tác động tích cực đến chứng rối loạn bàng quang.
Vitamin C cũng có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số bác sĩ da liễu cũng có thể khuyên bạn mua kem chống nắng có chứa Vitamin C.
Kiểm tra da của bạn
Nếu bất kỳ phần nào trên da của bạn chuyển màu hồng, hãy che chắn phần da đó ngay lập tức. Đặc biệt chú ý đến những khu vực da mà bạn có ít hoặc không có cảm giác. Đảm bảo rằng những người khác cũng đang theo dõi mọi sự đổi màu bất thường trên da của bạn.
Luôn bôi kem chống nắng
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số ít nhất là SPF 15.
- Đảm bảo rằng kem chống nắng đó có khả năng chống tia UVA và UVB vì cả hai đều làm giảm nguy cơ ung thư da/u ác tính.
- Hãy nhớ rằng, kem chống nắng thường hết hạn sau 12 tháng, đảm bảo rằng bạn thay mới sau 12 tháng.
- Thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ, đặc biệt là khi ở dưới nước hoặc ra mồ hôi nhiều.
Sử dụng thuốc chống côn trùng
Nếu bạn đi vào rừng hoặc săn bắn, hãy đảm bảo bạn sử dụng thuốc xịt chống côn trùng để tránh ve rận và bệnh Lyme.