Join us for our 2025 Reeve Summit in Denver, Colorado!

Connect

Đau

Đau là gì?

Đau là tín hiệu được kích hoạt trong hệ thần kinh nhằm cảnh báo cho quý vị về chấn thương có thể xảy ra.

Đau cấp tính do chấn thương đột ngột đều có nguyên nhân. Thường thì nguyên nhân của đau cấp tính có thể được chẩn đoán và điều trị và tình trạng đau được giới hạn diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định với một mức độ trầm trọng nhất định.

Mặc dù đau mãn tính dễ nhầm lẫn hơn. Đau mãn tính không bao giờ chấm dứt và kháng được hầu hết các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể có nguyên nhân tiếp diễn gây nên đau – viêm khớp, ung thư, nhiễm trùng – nhưng một số người lại chịu đau mãn tính trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm dù trước đó không bị bất cứ tổn thương hoặc bệnh lý rõ ràng.

Một loại đau mãn tính được gọi là đau thần kinh thường đi kèm với tê liệt – đó là sự trớ trêu tàn khốc cho những người thiếu cảm giác từng trải qua cơn đau.

Tại sao lại bị đau?

Đau là quá trình phức tạp liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa một số hóa chất được tìm thấy tự nhiên trong não và tủy sống. Những hóa chất này, được gọi là chất dẫn truyền thần kinh, truyền xung thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác.

Xảy ra tình trạng thiếu GABA (axit gamma-aminobutyric) nghiêm trọng, đây là chất dẫn truyền thần kinh ức chế, trong tủy sống bị tổn thương. Tình trạng này có thể “gây mất phản xạ có điều kiện” cho tế bào thần kinh cột sống chịu trách nhiệm về cảm giác đau, dẫn đến đau hơn bình thường. Sự mất phản xạ có điều kiện này cũng được cho là nguyên nhân sâu xa của chứng co cứng.

Dữ liệu gần đây cũng cho thấy rằng có thể có sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine, cũng như sự dư thừa chất dẫn truyền thần kinh glutamate. Trong các thí nghiệm, những con chuột có thụ thể glutamate bị chặn cho thấy sự giảm phản ứng đối với cơn đau.

Các thụ thể quan trọng khác trong truyền cơn đau là các thụ thể giống như thuốc phiện. Morphine và các thuốc opioid khác hoạt động bằng cách khóa các thụ thể này, chuyển sang các con đường hoặc mạch ức chế cơn đau, và do đó ngăn chặn cơn đau.

Sau chấn thương, hệ thần kinh trải qua một cuộc cải tổ to lớn. Những thay đổi mạnh mẽ xảy ra với chấn thương và cơn đau kéo dài nhấn mạnh rằng nên coi đau mãn tính là một bệnh của hệ thần kinh, chứ không chỉ là đau cấp tính kéo dài hoặc một triệu chứng của chấn thương. Do đó, phải phát triển thuốc điều trị mới.

Thật không may, các loại thuốc hiện tại để chữa trị hầu hết các tình trạng đau mãn tính đều tương đối không hiệu quả và được sử dụng chủ yếu trong thử nghiệm do bị lỗi.

Vấn đề với đau dây thần kinh mãn tính không chỉ là làm quên đi cảm giác đau đớn. Lâu dài hơn nữa thì đau có thể dẫn đến không hoạt động, có khả năng gây ra trạng thái tức giận và thất vọng, cô lập, trầm cảm, mất ngủ, buồn bã, và đau nhiều hơn.

Đó là chu kỳ khốn đốn, không dễ dàng tìm được lối thoát và y học hiện đại không giúp ích được nhiều. Kiểm soát cơn đau trở thành vấn đề phải được chú trọng để cải thiện chức năng và cho phép mọi người tham gia vào các hoạt động hàng ngày.

Các loại đau

Đau cơ xương khớp hoặc cơ học: xảy ra ở hoặc trên mức độ tổn thương tủy sống và có thể xuất phát từ việc sử dụng quá mức các cơ chức năng còn lại hoặc những cơ được sử dụng cho hoạt động khác với thông thường. Đẩy và di chuyển xe lăn là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các cơn đau cơ học.

Đau hướng tâm hoặc đau mất hướng tâm chịu đau dưới mức độ thương tích và thường được đặc trưng bởi rát, đau và/hoặc ngứa ran. Đau hướng tâm không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay lập tức. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng thì cơn đau mới xuất hiện và thường liên quan đến sự phục hồi của một số chức năng tủy sống. Loại đau này ít phổ biến hơn trong chấn thương hoàn toàn. Các kích thích khác, chẳng hạn như loét điểm tỳ hoặc gãy xương, có thể làm tăng cảm giác rát của đau hướng tâm.

Đau do tâm lý: tuổi tác, trầm cảm, căng thẳng và lo lắng có liên quan đến đau sau chấn thương tủy sống lớn hơn. Loại đau này không có nghĩa là cảm giác đau ở trong đầu bạn – bạn đau thật, nhưng cơn đau dường như cũng có một phần cảm xúc.

Lựa chọn điều trị cho đau thần kinh

Liệu pháp nhiệt và mát xa: đôi khi có hiệu quả đối với đau cơ xương khớp liên quan đến chấn thương tủy sống.

Châm cứu: thuật châm cứu có nguồn gốc từ Trung Quốc hơn 2.500 năm trước và là thuật chữa bệnh bằng cách châm kim vào các huyệt đạo trên cơ thể. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy thuật chữa bệnh này làm tăng mức độ thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể (endorphin), nhưng châm cứu chưa được cộng đồng y tế chấp nhận hoàn toàn. Tuy nhiên, đây là thủ thuật không xâm lấn và rẻ tiền so với nhiều phương pháp điều trị đau khác. Trong một số nghiên cứu hạn chế, phương pháp này giúp giảm đau SCI.

Tập thể dục: những người sống chung với SCI tham gia chương trình tập thể dục thường xuyên cho thấy sự cải thiện đáng kể về điểm số đau, cũng như cải thiện điểm số trầm cảm. Ngay cả mức độ đi bộ nhẹ nhàng tới trung bình hay bơi cũng có thể góp phần đem lại cảm giác khỏe khoắn chung nhờ tăng lưu thông khí huyết vào các cơ bắp đang căng thẳng và yếu ớt. Ít căng thẳng đồng nghĩa với ít đau hơn.

Thôi miên: liệu pháp hình ảnh trực quan, sử dụng hình ảnh theo hướng dẫn để sửa đổi hành vi, giúp một số người giảm đau bằng cách thay đổi nhận thức về sự khó chịu.

Phản hồi sinh học: luyện tập cho người bệnh nhận thức được và lấy được khả năng kiểm soát một số chức năng nhất định của cơ thể, bao gồm tình trạng căng cơ, nhịp tim, và nhiệt độ da. Người bệnh cũng có thể học cách tạo ra sự thay đổi trong phản ứng của mình với cơn đau, ví dụ, sử dụng các kỹ thuật thư giãn. Bằng cách điều chỉnh một cách có ý thức các nhịp điệu não mất cân bằng, người bệnh có thể cải thiện các chức năng cơ thể và sinh lý não. Có nhiều kháng nghị đối với việc điều trị đau mãn tính bằng phản hồi sinh học, đặc biệt là sử dụng thông tin sóng não (EEG).

Kích thích điện xuyên sọ (TCES): các điện cực được đặt lên da đầu của người bệnh, cho phép dòng điện kích thích não bên dưới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp điều trị mới này có thể hữu ích trong việc giảm đau mãn tính liên quan đến SCI.

Kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (TENS): đã được chứng minh là giúp giảm đau cơ xương khớp mãn tính. Nói chung, TENS không có hiệu quả đối với cơn đau dưới mức chấn thương.

Kích thích từ xuyên sọ (TMS): xung điện từ được áp dụng cho não. TMS đã giúp giảm đau sau đột quỵ và trong các nghiên cứu hạn chế đã giảm đau sau SCI khi sử dụng lâu dài.

Kích thích tủy sống: các điện cực được đưa vào trong khoang ngoài màng cứng của tủy sống qua phẫu thuật. Người bệnh có khả năng phát ra một xung điện tới tủy sống sử dụng một bộ nhận xung điện giống như chiếc hộp nhỏ. Phương pháp này thường được sử dụng cho đau lưng dưới nhưng cũng có thể có tác dụng với một số người bị MS hoặc bệnh tê liệt.

Kích thích não sâu: được xem là một phương pháp điều trị cực đoan và cần phải thực hiện kích thích não bằng phẫu thuật, thường là đồi thị. Phương pháp được sử dụng cho một số bệnh lý hạn chế, bao gồm hội chứng đau hướng tâm, đau do ung thư, đau chi ảo và những tình trạng đau do thần kinh khác.

Nam châm: thường bị coi là ngụy khoa học nhưng những người đề xuất đưa ra một học thuyết chứng minh rằng nam châm có thể ảnh hưởng đến những thay đổi trong các tế bào và do đó làm giảm cơn đau.

Tiêm độc tố botulinum (Botox): thường được sử dụng để điều trị co cứng khu trú, cũng có thể có tác dụng giảm đau.

Phong bế thần kinh: thuốc, chất hóa học hoặc kỹ thuật phẫu thuật làm gián đoạn quá trình truyền thông điệp đau từ các khu vực cụ thể của cơ thể vào não. Các loại phong bế thần kinh phẫu thuật bao gồm phẫu thuật cắt dây thần kinh, cắt rễ dây thần kinh tủy sống, dây thần kinh sọ não và dây thần kinh sinh ba và phong tỏa giao cảm.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: thường được sử dụng để tăng cường chức năng, kiểm soát cơn đau và tăng tốc độ phục hồi của người bệnh.

Phẫu thuật: gồm có thủ thuật cắt rễ dây thần kinh đối với dây thần kinh gần tủy sống và thủ thuật mở dây đối với các bó dây thần kinh trong tủy sống.

Thủ thuật mở dây: được sử dụng để điều trị đau liên quan đến ung thư giai đoạn cuối. Phẫu thuật vùng rễ lưng, hay còn gọi là phẫu thuật DREZ, phá hủy các tế bào thần kinh cột sống tương ứng với cơn đau của bệnh nhân. Có thể thực hiện phẫu thuật này bằng các điện cực gây tổn thương có chọn lọc các tế bào thần kinh trong một khu vực mục tiêu của não.

Cần sa: mặc dù bất hợp pháp ở nhiều tiểu bang, nhưng những người đề xuất vẫn xếp biện pháp này vào cùng với các biện pháp giảm đau khác. Trên thực tế, trong nhiều năm, cần sa được chính phủ Hoa Kỳ bán dưới dạng thuốc lá phục mục đích giảm đau này. Dường như cần sa liên kết với các thụ thể được tìm thấy ở nhiều vùng não xử lý thông tin đau.

Nghiên cứu về khoa học thần kinh sẽ dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về các cơ chế đau cơ bản và các phương pháp điều trị ưu việt trong những năm tới. Chặn hoặc làm gián đoạn tín hiệu đau, đặc biệt là khi không có tổn thương rõ ràng hoặc chấn thương mô, là mục tiêu chính trong việc phát triển các loại thuốc mới.

Phương pháp điều trị khác

Các lựa chọn để điều trị cơn đau mãn tính bao gồm một thang thuốc, bắt đầu bằng thuốc chống viêm không steroid như aspirin, tất cả các cách để kiểm soát chặt chẽ các loại thuốc phiện như morphin.

Aspirin và ibuprofen có thể giúp giảm đau cơ và khớp nhưng được sử dụng tối thiểu để giảm đau thần kinh. Thang thuốc này bao gồm các chất ức chế COX-2 (superaspirin) như celecoxib (Celebrex).

Ở đầu thang là opioid. Các thuốc thuộc nhóm opioid được chiết xuất từ cây thuốc phiện và là một trong những thuốc lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Các thuốc đó gồm có cô-đê-in và mocfin.

Mặc dù mocfin vẫn là liệu pháp đi đầu ở bậc thang điều trị, nhưng thuốc này thường không phải là giải pháp lâu dài hợp lý. Thuốc làm suy yếu hơi thở, gây táo bón và sương mù não. Người dùng cũng phát triển khả năng chịu đựng và nghiện thuốc. Hơn nữa, thuốc không hiệu quả đối với nhiều loại đau thần kinh. Các nhà khoa học hy vọng sẽ phát triển một loại thuốc giống mocfin, có chất lượng giảm đau của mocfin nhưng không có tác dụng phụ gây suy nhược.

Có một loại thuốc trung gian có tác dụng đối với một số loại đau mãn tính:

  • Thuốc chống co giật được sử dụng để điều trị những rối loạn động kinh nhưng đôi khi nó cũng là thuốc được kê toa để điều trị đau.
  • Carbamazepine (Tegretol) được sử dụng để điều trị một số bệnh lý gây đau đớn, gồm cả chứng đau dây thần kinh ba.
  • Gabapentin (được bán dưới dạng Neurontin) thường được kê toa là “sử dụng ngoài hướng dẫn” (không được FDA chấp thuận) để điều trị chứng đau thần kinh.

Vào năm 2012, Pfizer đã nhận được chấp thuận của FDA cho thuốc chống co giật để nhằm mục tiêu giảm đau, cụ thể là hướng tới SCI. Pregabalin (được bán trên thị trường dưới dạng Lyrica) giúp giảm đau thần kinh liên quan đến SCI trên cơ sở so với giả dược. Bệnh nhân dùng Lyrica cho thấy giảm đau từ 30% đến 50% so với những người dùng giả dược. Lyrica sẽ không có tác dụng với tất cả mọi người. Và dùng thuốc sẽ dẫn đến một loạt các tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, hoảng loạn, tức giận, cáu kỉnh, kích động, gây hấn và có nguy cơ tự tử.

Đối với một số người, thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể hữu ích cho việc điều trị giảm đau. Amitriptyline (được bán dưới dạng Elavil và các nhãn hiệu khác) có hiệu quả trong điều trị giảm đau sau SCI và có một số bằng chứng cho thấy thuốc có tác dụng ở những người mắc bệnh trầm cảm.

Ngoài ra, nhóm thuốc chống lo âu có tên là benzodiazepine (Xanax, Valium) có tác dụng như thuốc giãn cơ và đôi khi được sử dụng để ứng phó với cơn đau. Một loại thuốc giãn cơ khác, baclofen, được đưa vào cơ thể bằng bơm cấy ghép (bên trong), giúp cải thiện cơn đau sau SCI mãn tính, nhưng chỉ có thể có tác dụng khi cơn đau liên quan đến co thắt cơ bắp.

Nghiên cứu về khoa học thần kinh sẽ dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về các cơ chế đau cơ bản và các phương pháp điều trị ưu việt trong những năm tới. Chặn hoặc làm gián đoạn tín hiệu đau, đặc biệt là khi không có tổn thương rõ ràng hoặc chấn thương mô, là mục tiêu chính trong việc phát triển các loại thuốc mới.

Video: kiểm soát cơn đau

Chương Trình Giáo Dục về Kiểm Soát Cơn Đau Phần 1

Hội thảo web này tập trung vào câu hỏi: “Thuốc giảm đau cho tôi là gì?” Những chủ đề được đề cập trong phần này sẽ giới thiệu cơ bản về các loại thuốc giảm đau, hiểu rõ về các loại đau đớn của việc sống chung với bệnh tê liệt, và loại thuốc điều trị tương ứng. Ngoài ra, cũng sẽ có một phần thảo luận về các nguồn lực tiềm năng để cập nhật về các loại thuốc giảm đau.

Dẫn chương trình trong phần này là Jay Gupta, Dược Sĩ Được Cấp Bằng (Rph), Thạc Sĩ Khoa Học (MSc), Chuyên gia trong lĩnh vực Quản Lý Điều Trị bằng Thuốc (MTM) và Nhà Trị Liệu Yoga Cá Nhân có Chứng Nhận (C-IAYT). Ông là Giám Đốc về Nhà Thuốc và Sức Khỏe Tích Hợp tại Habor Homes tại Nashua, NH, cũng như là chuyên gia tư vấn về MTM và là Nhà Trị Liệu Yoga. Ông Jay cũng là nhà đồng sáng lập của RxRelax, LLC và YogaCaps.

Ghi hình vào tháng 1 năm 2019.

Chương Trình Giáo Dục về Kiểm Soát Cơn Đau Phần 2

Ghi hình tháng 2 năm 2019.

Hội thảo web này tập trung vào việc hiểu về thuốc giảm đau nhóm opioid và nhận biết các dấu hiệu của nghiện thuốc. Các chủ đề được đề cập trong phần này bao gồm phần tóm tắt ngắn gọn về hội thảo web đầu tiên, thảo luận về nguồn gốc của thuốc giảm đau nhóm opioid, cơ chế hoạt động của loại thuốc này, và nguyên nhân và cách điều trị chứng rối loạn sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid. Ngoài ra, cũng có một phần tổng quan ngắn về chủ đề của hội thảo web cuối cùng, bao gồm cả các lựa chọn để cắt giảm liều lượng thuốc opioid.

Dẫn chương trình trong phần này là Jay Gupta, Dược Sĩ Được Cấp Bằng (Rph), Thạc Sĩ Khoa Học (MSc), Chuyên gia trong lĩnh vực Quản Lý Điều Trị bằng Thuốc (MTM) và Nhà Trị Liệu Yoga Cá Nhân có Chứng Nhận (C-IAYT). Ông là Giám Đốc về Nhà Thuốc và Sức Khỏe Tích Hợp tại Habor Homes tại Nashua, NH, cũng như là chuyên gia tư vấn về MTM và là Nhà Trị Liệu Yoga. Ông Jay cũng là nhà đồng sáng lập của RxRelax, LLC và YogaCaps.

Chương Trình Giáo Dục về Kiểm Soát Cơn Đau Phần 3

Ghi hình vào tháng 3 năm 2019.

Hội thảo web lần này sẽ bao gồm cơ sở và các yếu tố liên quan tới việc cắt giảm liều lượng, các câu hỏi chung liên quan tới việc cắt giảm liều lượng thuốc không chứa opioid và các lựa chọn trị liệu tích hợp khác nhau.

Dẫn chương trình trong phần này là Jay Gupta, Dược Sĩ Được Cấp Bằng (Rph), Thạc Sĩ Khoa Học (MSc), Chuyên gia trong lĩnh vực Quản Lý Điều Trị bằng Thuốc (MTM) và Nhà Trị Liệu Yoga Cá Nhân có Chứng Nhận (C-IAYT). Ông là Giám Đốc về Nhà Thuốc và Sức Khỏe Tích Hợp tại Habor Homes tại Nashua, NH, cũng như là chuyên gia tư vấn về MTM và là Nhà Trị Liệu Yoga. Ông Jay cũng là nhà đồng sáng lập của RxRelax, LLC và YogaCaps.

Các nguồn lực

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về cách kiểm soát cơn đau hoặc có thắc mắc cụ thể thì bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thông tin của chúng tôi, làm việc các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, gọi miễn phí theo số 800-539-7309 từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm theo giờ miền Đông (ET).

Nguồn: Viện Rối Loạn Thần Kinh và Đột Quỵ Quốc Gia (NINDS),Hiệp Hội Bại Não Hợp Nhất, Dana Foundation