Co cứng
Co cứng là gì?
Co cứng là tác dụng phụ của bệnh tê liệt, đa dạng từ cứng cơ nhẹ tới chuyển động chân không thể kiểm soát nghiêm trọng. Thông thường, các bác sĩ giờ gọi các tình trạng căng cơ cực độ là tăng trương lực (SH). Co cứng có thể xảy ra do tổn thương tủy sống, bệnh đa xơ cứng, bại não, hoặc chấn thương não.
Các triệu chứng của co cứng có thể bao gồm tăng trương lực cơ, co cơ nhanh, phản xạ gân sâu quá mức, co thắt cơ, khớp cắt kéo (hai chân vắt chéo không kiểm soát) và khớp cố định.
Khi một cá nhân lần đầu tiên bị thương, các cơ yếu và linh hoạt vì tổn thương gọi là sốc tủy: các phản xạ của cơ thể biến mất dưới mức tổn thương; tình trạng này thường kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Khi sốc tủy chấm dứt, hoạt động phản xạ sẽ quay trở lại.
Điều gì dẫn đến co cứng ở bệnh tê liệt?
Co cứng thường là do tổn thương ở phần não hoặc tủy sống có trách nhiệm điều khiển vận động tự nguyện.
Vì dòng thông điệp thần kinh bình thường dưới mức tổn thương bị gián đoạn nên những thông điệp này không thể đi tới trung tâm điều khiển phản xạ của bộ não. Sau đó, tủy sống cố gắng làm dịu phản ứng của cơ thể.
Tủy sống không hoạt động hiệu quả như bộ não, nên các tín hiệu được gửi quay trở lại khu vực cảm giác thường được phóng đại quá mức trong phản ứng cơ hoạt động quá mức hoặc tăng trương lực cơ: một chuyển động “co giật” không kiểm soát, làm cứng hoặc tăng cường cơ bắp, co thắt cơ hoặc múi cơ như khi bị sốc, và trương lực cơ bất thường.
Hầu hết những cá nhân bị tổn thương tủy sống đều bị co thắt. Những người bị chấn thương ở cổ và những người bị chấn thương bán phần có khả năng bị co cứng hơn những người bị liệt và/hoặc chấn thương toàn phần.
Những cơ phổ biến nhất bị co thắt là những cơ gập khuỷu tay (cơ gấp) hoặc kéo dãn chân (cơ duỗi). Những phản xạ này thường xảy ra do phản ứng tự động của cảm giác đau đớn.
Mặc dù co cứng có thể can thiệp vào việc phục hồi chức năng hoặc các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, song co cứng không phải lúc nào cũng tệ. Một số người sử dụng chứng co thắt để hoạt động chức năng, đi tiểu, chuyển đổi hoặc mặc quần áo. Những người khác lại tận dụng SH để duy trì trương lực cơ và cải thiện lưu thông. SH cũng có thể giúp duy trì sức khỏe xương. Trong một nghiên cứu lớn tại Thụy Điển về những người mắc SCI, 68% người bị co cứng, nhưng hơn một nửa trong số đó nói rằng co cứng không phải là vấn đề đáng kể làm giảm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc gây đau đớn.
Điều trị và kiểm soát bệnh co cứng
Cần phải chú ý đến sự thay đổi chứng co cứng của người mắc. Ví dụ, trương lực tăng có thể là do hình thành nang hoặc khoang trong tủy sống (bệnh rỗng tủy hậu chấn thương). Những u nang không được điều trị có thể dẫn đến mất nhiều chức năng hơn. Các vấn đề bên ngoài hệ thần kinh, chẳng hạn như nhiễm trùng bàng quang và loét da có thể làm gia tăng sự co cứng.
Việc điều trị co cứng thường bao gồm sử dụng thuốc chẳng hạn như baclofen, diazepam hoặc zanaflex. Một số người bị co thắt nghiêm trọng thường sử dụng ống bơm tiêm baclofen dùng nhiều lần, một ổ chứa nhỏ được phẫu thuật cấy ghép để bơm thuốc trực tiếp vào khu vực rối loạn chức năng tủy sống. Điều này cho phép bơm hàm lượng thuốc cao hơn mà không có tác dụng phụ làm lú lẫn thông thường do uống thuốc liều cao.
Vật lý trị liệu, bao gồm kéo dãn cơ, tập thể dục phạm vi vận động và các pháp đồ vật lý trị liệu khác có thể giúp ngăn ngừa co khớp (xẹp hoặc thu nhỏ cơ) và giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Tư thế và cách điều chỉnh tư thế đúng là rất quan trọng đối với những người đi xe lăn và nằm trên giường để giảm co thắt. Chỉnh hình, chẳng hạn như nẹp mắt cá chân đôi khi cũng được sử dụng để hạn chế co cứng. Áp lạnh (liệu pháp áp lạnh) vào khu vực bị ảnh hưởng cũng có thể làm dịu hoạt động cơ bắp.
Trong nhiều năm, các bác sĩ đã sử dụng phong bế thần kinh bằng phenol để tiêu diệt các dây thần kinh gây ra co cứng. Sau đó, một phương pháp phong bế thần kinh tốt hơn nhưng đắt đỏ hơn là botulinum toxin (Botox) đã trở thành phương pháp điều trị co thắt phổ biến. Việc sử dụng Botox kéo dài khoảng từ ba đến sáu tháng; tuy nhiên, cơ thể tạo ra các kháng thể đối với thuốc, làm giảm tính hiệu quả của thuốc theo thời gian.
Đôi khi, phẫu thuật được đề xuất để làm giãn gân hoặc cắt đường dẫn thần kinh-cơ ở trẻ bị bại não. Phẫu thuật cắt rễ thần kinh chọn lọc có thể được cân nhắc nếu chứng co thắt gây khó khăn cho việc ngồi, tắm hoặc chăm sóc nói chung.
Co cứng xảy ra đối với nhiều người bị tê liệt. Chiến lược điều trị nên được dựa trên chức năng của người bệnh:
- Co cứng có ngăn bạn làm một số hoạt động nhất định không?
- Có rủi ro an toàn chẳng hạn như mất kiểm soát khi đang dùng xe lăn điện hoặc lái ô tô không?
- Thuốc co cứng có tồi tệ hơn triệu chứng, ảnh hưởng đến sự tập trung hoặc năng lượng không?
Kiểm tra với bác sĩ của bạn để thảo luận các lựa chọn.
Nguồn lực về co cứng
Để biết thêm thông tin, tải xuống tập sách của chúng tôi về Kiểm Soát Co Cứng.
Nguồn: Viện Rối Loạn Thần Kinh và Đột Quỵ Quốc Gia, Hiệp Hội Đa Xơ Cứng Quốc Gia, Hiệp Hội Bại Não Hợp Nhất, Trung Tâm Thống Kê Tổn Thương Tủy Sống Quốc Gia, Bệnh Viện Craig