Đột Quỵ (Tai Biến Mạch Máu Não (CVA) và Đột Quỵ Cột Sống)
Đột quỵ là gì?
Khi có vấn đề gì đó xảy ra với mạch máu trong hệ thần kinh trung ương, thì tai biến mạch máu não (CVA) hay đột quỵ sẽ xảy ra. CVA thường xảy ra nhất trong não, nhưng cũng có số ít trường hợp có thể xảy ra ở tủy sống. Đột quỵ xảy ra khi có sự thay đổi lượng máu trong hệ thần kinh trung ương (CNS) do mạch máu bị tổn thương, mạch máu bị vỡ hoặc có tác nhân nào đó đó ngăn cản dòng máu chảy như cục máu đông hoặc thuyên tắc mạch (màng cầu béo hoặc vật thể khác hoặc bóng khí). Lượng máu trong thần kinh trung ương chảy chậm cũng có thể dẫn đến đột quỵ.
Người bị mất lượng máu đến tim được cho là đang bị đau tim. Quá trình tương tự có thể xảy ra trong hệ thần kinh trung ương ở tủy sống, não hoặc cả hai. Người bị mất lượng máu đến cột sống hoặc não hoặc chảy máu đột ngột ở cột sống hoặc não có thể được coi là bị “đau cột sống” hoặc “đau não”.
Có hai hình thức đột quỵ chính:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra do tắc nghẽn (máu đông hoặc thuyên tắc mạch) trong mạch máu có nhiệm vụ cung cấp máu cho não hoặc tủy sống. Các vật cản thường là do mảng bám tích tụ trong mạch máu bị bong ra và di chuyển đến thần kinh trung ương. Một cục máu đông hoặc thuyên tắc mạch thường bắt nguồn từ tim, động mạch chủ hoặc động mạch cảnh và di chuyển đến thần kinh trung ương nơi nó thường không thể chảy qua các mạch máu nhỏ. Tình trạng này gây ngừng lượng máu đến phần nhận máu của tủy sống hoặc não rồi gây ra đột quỵ. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ do một nguyên nhân không rõ được gọi là đột quỵ không rõ nguồn gốc.
- Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA), đôi khi được gọi là đột quỵ nhỏ, là một dạng thiếu máu cục bộ trong giai đoạn có thể khỏi trong vòng 24 giờ. TIA là dấu hiệu cho thấy cơn đột quỵ có thể diễn ra ngay sau. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
- Đột quỵ xuất huyết là do mạch máu bị vỡ và chảy máu vào não hoặc tủy sống xung quanh. Nguồn cơn của loại đột quỵ này là tăng huyết áp, phình động mạch, dị dạng động mạch (AVM) hoặc rối loạn chảy máu
- Dị dạng động mạch là tình trạng chảy máu xảy ra khi động mạch va phải tĩnh mạch. Sự liên kết của động mạch dẫn đến tĩnh mạch bị lệch. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể nhưng đặc biệt gây tổn hại khi ở thần kinh trung ương (não hoặc tủy sống). AVM xuất hiện ngay từ khi mới sinh. Hầu hết không phát hiện và không xảy ra bất kỳ vấn đề gì trừ khi chúng bị vỡ.
- Khi xảy ra CVA, các tế bào thần kinh trong khu vực bị ảnh hưởng của thần kinh trung ương không thể hoạt động do thiếu oxy. Các mô xung quanh có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng sưng tấy của khu vực. Tủy sống và não được bao bọc trong xương cứng nên khi sưng tấy sẽ bị co thắt. Do đó, áp lực bên trong thần kinh trung ương sẽ nén các mô thần kinh mềm.
- CVA tủy sống sẽ dẫn đến liệt hoàn toàn (-liệt nửa người) hoặc không hoàn toàn (-liệt nhẹ) ở cả hai bên cơ thể tùy theo mức độ chấn thương của tủy sống. Chứng liệt tứ chi hay chứng tứ chi (liệt tứ chi) ảnh hưởng đến cả cơ thể và cả tứ chi. Liệt nửa người hoặc liệt nhẹ liên quan đến phần dưới của cơ thể. Ảnh hưởng của đột quỵ tủy sống có thể bao gồm thay đổi khả năng vận động và chức năng. Thuốc chống huyết khối dường như không có hiệu quả trong điều trị chấn thương tủy sống.
CVA não có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm tê liệt hoặc liệt (liệt một phần), suy giảm nhận thức và trí nhớ, các vấn đề về lời nói và thị giác, khó khăn thể hiện cảm xúc, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và đau đớn. Liệt là một hệ lụy phổ biến của đột quỵ, thường xảy ra ở một bên cơ thể (liệt nửa người). Liệt có thể chỉ ảnh hưởng đến mặt, một cánh tay hoặc một chân, nhưng thường thì toàn bộ một bên của cơ thể và khuôn mặt bị ảnh hưởng. Người bị đột quỵ ở (bên) bán cầu não trái sẽ có biểu hiện liệt nửa người bên phải hay còn gọi là liệt nửa người. Tương tự như vậy, một người bị đột quỵ ở (bên) bán cầu phải sẽ có biểu hiện khuyết tật ở bên trái của cơ thể.
Thân não (kết nối giữa tủy sống và não) CVA hơi khác lạ ở chỗ các triệu chứng là chếnh choáng và chóng mặt cùng với sự mất cân bằng cực độ. Có thể có hiện tượng song thị, nói lắp và giảm mức độ ý thức. Đột quỵ thân não thường khá giống các bệnh thần kinh khác. Phải chẩn đoán sớm để thuận lợi khi điều trị.
Các yếu tố nguy cơ và triệu chứng
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ được phân ra thành những loại có thể kiểm soát được và không kiểm soát được. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ không kiểm soát được, hãy cố gắng hết sức để kiểm soát những yếu tố bạn có thể kiểm soát nhằm giảm thiểu nguy cơ.
Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát là những yếu tố di truyền và một số bệnh nền có sẵn. Bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền và tiền sử bị TIA, đột quỵ hoặc đau tim trước đó. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều bị đột quỵ từ trẻ sơ sinh đến người già, tuy nhiên khi càng lớn tuổi, nguy cơ đột quỵ càng tăng do những thay đổi của cơ thể như mất tính đàn hồi của động mạch (xơ vữa động mạch). Phụ nữ có nguy cơ đột quỵ cao hơn đơn giản vì họ sống lâu hơn nam giới. Đột quỵ khởi phát ở phụ nữ có thể vào những năm sau này. Các biến chứng mang thai, một số biện pháp tránh thai và hormone sau khi mãn kinh cũng gây tăng nguy cơ đột quỵ. Di truyền bao gồm tiền sử gia đình có người bị đột quỵ hoặc các bệnh di truyền có thể gây tăng nguy cơ đột quỵ. Một người đã trải qua một ảnh hưởng của não như TIA hoặc đột quỵ có nguy cơ mắc phải biến cố thứ hai cao hơn nhiều.
Có nhiều yếu tố mà bạn có thể kiểm soát để giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ bằng cách kiểm soát các bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những bệnh này gồm huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, cholesterol cao, bệnh động mạch cảnh, bệnh mạch ngoại vi, rung nhĩ và các bệnh tim khác, và bệnh hồng cầu liềm. Nhiều yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định. Hoạt động đời thường của bạn cũng giúp giảm nguy cơ cho bạn. Ngừng hút thuốc, rượu và sử dụng các thuốc kích thích thần kinh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Nếu bạn mắc phải đột quỵ tủy sống hoặc chấn thương tủy sống khác, thì biến chứng Rối Loạn Tăng Phản Xạ Tự Phát (AD) khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ não cao hơn. AD là một trường hợp cấp cứu y tế khi huyết áp tăng lên quá mức so với huyết áp bình thường của bản nhân. Theo thời gian, một người bị chấn thương tủy sống sẽ bị huyết áp thấp như bình thường. Mức tăng đến mức bình thường có thể cho thấy người đó bị huyết áp cao. Thông tin thêm về tăng phản xạ tự phát hiện có sẵn ở đây .
Một số thủ thuật y tế có nguy cơ gây đột quỵ não hoặc tủy sống như phẫu thuật bắc cầu mạch vành, mở phình động mạch chủ bụng, phẫu thuật cột sống hoặc loại bỏ cục máu đông trong động mạch cột sống. Nguy cơ đột quỵ tăng lên với bất kỳ phẫu thuật, xét nghiệm hoặc thủ thuật nào có thể tạo ra hoặc làm tan cục máu đông.
Các Triệu Chứng Đột Quỵ
Đột Quỵ Cột Sống
Đột quỵ tủy sống có triệu chứng không rõ ràng. Các dấu hiệu của đột quỵ tủy sống có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Bất kỳ hoặc tất cả các triệu chứng đều có thể xuất hiện. Các triệu chứng của đột quỵ trong tủy sống là:
- đau cổ hoặc lưng đột ngột và dữ dội
- yếu cơ ở chân
- vấn đề kiểm soát ruột và bàng quang (không kiểm soát)
- cảm giác như có một dải băng chặt xung quanh thân mình
- co thắt cơ bắp
- tê tái
- cảm giác ngứa ran
- tê liệt
- không có khả năng cảm thấy nóng hoặc lạnh
Có thể khó khăn để nhận biết được đột quỵ cột sống. Bạn có thể có một, có vài hoặc tất cả các triệu chứng. Điều quan trọng là bạn phải gọi 911 nếu xuất hiện các triệu chứng đột quỵ tủy sống.
Đột Quỵ Não
Các triệu chứng của đột quỵ não bao gồm:
F-MẶT- có thể dễ nhận thấy sụp mí ở một bên khuôn mặt hoặc chỉ ở mắt hoặc miệng
A-TAY- một người không thể nâng một cánh tay lên cao bằng cánh tay kia hoặc một cánh tay có thể bị tuột xuống
S-NÓI- có thể khó nghe hoặc lạ khi sử dụng các từ hoặc âm thanh lạ lùng
T-THỜI GIAN rất cần thiết vì việc điều trị cần bắt đầu ngay lập tức, hãy gọi 911
Bạn có thể có một trong những triệu chứng này, một vài hoặc tất cả chúng. Bạn có thể không nhận ra mình đang có các triệu chứng của đột quỵ. Ai đó có thể nhận thấy những triệu chứng này. Hãy nhớ ghi lại thời gian khởi phát các triệu chứng. Viết ‘khởi phát lúc XX:XX” trên cơ thể của bạn trong trường hợp đột quỵ diễn tiến và bạn không thể nhớ lại hoặc nói được khi nhân viên cấp cứu đến. Đây là điều quan trọng cho việc điều trị.
Hệ Lụy của Đột Quỵ
Hệ lụy của đột quỵ phụ thuộc vào vị trí của chấn thương trong tủy sống hoặc não.
Tủy sống
Đột quỵ tủy sống dẫn đến tê liệt toàn bộ hoặc một phần dưới mức chấn thương, các vấn đề về ruột và bàng quang, rối loạn chức năng tình dục, khó vận động và cảm giác. Hệ lụy có thể là chứng liệt bốn chi (liệt tứ chi), liệt nửa người, hoặc một trong các hội chứng về tủy sống. Các khả năng sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của đột quỵ tại cột sống.
Sau một cơn đột quỵ tủy sống, một số người có thể bị đau, tê khó chịu hoặc cảm giác lạ. Đây có thể là do nhiều yếu tố bao gồm chấn thương cột sống gây ra gián đoạn việc truyền thông điệp giữa cơ thể từ não. Đột quỵ tủy sống gây gián đoạn các thông điệp này theo mức độ của đột quỵ trong tủy sống.
Đột quỵ trong tủy sống có thể dẫn đến trầm cảm do những khó khăn của bệnh mãn tính. Mất chức năng tinh thần hoặc thể chất có thể khiến bạn nản lòng. Những thay đổi trong lối sống và sự năng động của gia đình làm phức tạp thêm vấn đề.
Não
Đột Quỵ Não Trái có thể dẫn đến liệt toàn bộ hoặc một phần bên phải của cơ thể. Có thể gặp khó khăn khi hiểu lời nói hoặc cách nói từ, tìm từ hoặc sử dụng từ hoặc âm thanh bất thường. Cá nhân thường thận trọng hoặc thậm chí đôi khi rụt rè trong hành vi. Có thể bị mất trí nhớ.
Đặc điểm của Đột Quỵ Não Phải là liệt toàn bộ hoặc một phần bên trái cơ thể. Thường có những khó khăn về thị giác, cử động và suy nghĩ chớp nhoáng, bốc đồng. Có thể bị mất trí nhớ.
Trong đột quỵ não trái hoặc phải, có thể có hiện tượng vệt băng qua trường thị giác được gọi là bán manh. Người đó không bị mù, nhưng trường thị giác bị suy giảm ở cả hai mắt. Kết quả là, tầm nhìn về một phía bị mất. Phía vệt băng trường thị giác sẽ là bên bị liệt của cơ thể. Người mắc bệnh không thể nhận ra trường thị giác bị thiếu. Việc quên lãng này có thể dẫn đến thương tích cho bên bị liệt, thậm chí đến mức họ không cảm nhận được bộ phận cơ thể đó là của mình.
Thân não
Đột quỵ thân não có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt mất thăng bằng. Các khả năng chức năng khác nhau có thể dẫn đến hội chứng bị kìm hãm, trong đó người đó hiểu những gì đang xảy ra nhưng không thể phản ứng bằng lời nói hoặc hành vi. Có thể bị mất trí nhớ.
Sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị ảnh hưởng do đột quỵ. Tùy thuộc vào vị trí của đột quỵ trong não, bạn có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, bất cẩn, cáu kỉnh hoặc nhầm lẫn. Một số người sẽ cười hoặc khóc một cách ngẫu nhiên.
Điều trị và phục hồi
Phản ứng thích hợp đối với cơn đột quỵ là hành động khẩn cấp. Hãy gọi 911. Đừng cố gắng tự lái xe hoặc để ai đó chở bạn đến bệnh viện. Nhân viên cấp cứu có thể bắt đầu quá trình phục hồi. Mỗi phút mất đi, từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cho đến khi được cấp cứu, đều làm giảm cơ hội can thiệp hạn chế.
Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đột quỵ để giảm nguy cơ bị đau cột sống hoặc đột quỵ não. Các biện pháp này bao gồm ba biện pháp phòng ngừa chính; ăn kiêng, tập thể dục và cai thuốc lá. Các yếu tố rủi ro khác mà bạn có thể kiểm soát cần được sửa đổi. Thuốc cũng có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Nên dùng thuốc giảm cholesterol, thuốc làm loãng máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu theo đơn của bác sĩ.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ được điều trị bằng cách loại bỏ vật cản và khôi phục lưu lượng máu lên não. Điều này được thực hiện bằng cách phá vỡ tắc nghẽn bằng cách sử dụng thuốc, chất hoạt hóa plasminogen mô (t-PA). Có thể đảo ngược đột quỵ do thiếu máu cục bộ nếu dùng thuốc trong vòng 6 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Thuốc càng được dùng sớm, kết quả càng tốt. Các bệnh viện được chỉ định chuyên khoa gọi là Trung Tâm Đột Quỵ, có các đánh giá được sắp xếp hợp lý để có thể kịp thời thực hiện t-PA. Bạn hoặc ai đó phải biết thời điểm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng để có thể dùng thuốc.
Trước khi đột quỵ chảy máu, các bác sĩ cố gắng ngăn ngừa tình trạng vỡ và chảy máu của chứng phình động mạch và dị dạng động mạch. Nếu mạch máu chưa bị vỡ, có thể đặt một ‘lồng’ xung quanh mạch máu để hỗ trợ khu vực bị suy yếu hoặc có thể ‘cắt’ mạch máu nhô ra ngoài và lấy ra. Nếu mạch máu đã bị vỡ, có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ lượng máu dư thừa đến khu vực đó, hoặc có thể theo dõi khu vực đó trong khi cơ thể tái hấp thu lượng máu thừa một cách tự nhiên.
Trong khi đó, các loại thuốc bảo vệ thần kinh khác đang được phát triển để ngăn chặn làn sóng tổn thương sau đợt đau ban đầu. Loại bỏ mảng bám và cục máu đông khỏi động mạch cảnh trong một thủ thuật được gọi là cắt nội mạc động mạch cảnh, đặt stent vào mạch máu não và cổ và thuốc làm loãng máu đều làm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đặc biệt là đột quỵ lần hai.
Hướng dẫn phục hồi chung cho thấy:
- 10 phần trăm những người sống sót sau đột quỵ phục hồi gần như hoàn toàn
- 25 phần trăm phục hồi với những khiếm khuyết nhỏ
- 40 phần trăm bị suy giảm mức độ trung bình đến nặng cần được chăm sóc đặc biệt
- 10 phần trăm yêu cầu chăm sóc trong viện dưỡng lão hoặc chăm sóc dài hạn khác
- 15 phần trăm chết ngay sau khi đột quỵ
Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng bắt đầu ngay sau khi bị đột quỵ cột sống hoặc não và cần được tiếp tục khi cần thiết sau khi xuất viện. Các tùy chọn phục hồi chức năng có thể bao gồm cơ sở phục hồi chức năng của bệnh viện, cơ sở chăm sóc bán cấp tính, bệnh viện phục hồi chức năng, liệu pháp tại nhà, chăm sóc ngoại trú hoặc chăm sóc dài hạn trong cơ sở điều dưỡng. Khả năng tham gia trị liệu của bạn sẽ xác định mức độ chăm sóc thích hợp cho quá trình phục hồi chức năng của bạn. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe, người quản lý trường hợp hoặc nhân viên xã hội của bạn trong cơ sở chăm sóc cấp tính sẽ giúp bạn xác định mức độ chăm sóc phù hợp.
Mục tiêu trong phục hồi chức năng là cải thiện chức năng để một cá nhân có thể trở nên độc lập nhất có thể. Điều này phải được thực hiện theo cách giữ thể diện đồng thời thúc đẩy cá nhân học lại các kỹ năng cơ bản như ăn uống, mặc quần áo và đi lại. Phục hồi chức năng xây dựng sức mạnh, khả năng và sự tự tin để một người có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày bất kể ảnh hưởng của đột quỵ.
Các hoạt động có thể bao gồm những hoạt động sau:
- Các kỹ năng tự chăm sóc như cho ăn, chải chuốt, tắm rửa và mặc quần áo
- Kỹ năng di chuyển như chuyển tiếp, đi bộ hoặc di chuyển xe lăn
- Kĩ năng giao tiếp; kỹ năng nhận thức như trí nhớ hoặc giải quyết vấn đề
- Kỹ năng xã hội để tương tác với người khác.
- Liệu Pháp Vận Động Do Hạn Chế
- Kích Thích Điện Chức Năng
- Đi Bộ Hỗ Trợ Một Phần Trọng Lượng
- Bài Tập Dựa Trên Hoạt Động
- Trị Liệu Dưới Nước
- Trị Liệu Âm Nhạc
Sau khi bị đột quỵ, các cá nhân thường thấy rằng những công việc tưởng như đơn giản xung quanh nhà lại trở nên cực kỳ khó khăn hoặc bất khả thi. Nhiều thiết bị và kỹ thuật thích ứng có sẵn để giúp mọi người lấy lại sự độc lập và hoạt động một cách an toàn và dễ dàng. Ngôi nhà thường có thể được sửa đổi để người bệnh có thể thực hiện các nhu cầu cá nhân.
Một cách tiếp cận được gọi là liệu pháp dựa trên vận động do hạn chế gây ra (CIT) đã cải thiện khả năng phục hồi ở những người bị mất một số chức năng ở một chi. Liệu pháp này bao gồm việc cố định chi không bị ảnh hưởng của bệnh nhân để buộc phải sử dụng chi bị ảnh hưởng. CIT được cho là thúc đẩy quá trình chữa trị các đường dẫn thần kinh, hay còn gọi là tính mềm dẻo.
Tiến bộ công nghệ đã cung cấp các liệu pháp được kết hợp với chăm sóc phục hồi chức năng. Các thiết bị điện tử cho phép nói bằng cách sử dụng con trỏ, chuyển động mắt hoặc thậm chí sóng não có sẵn trong nhiều loại có thể được lựa chọn cho các nhu cầu cụ thể của người bệnh.
Các liệu pháp mới hơn, tiên tiến hơn đã được thêm vào chương trình phục hồi thể chất để điều trị đột quỵ. Các điện cực đặt trên da với công dụng kích thích điện có thể cung cấp đầu vào cho các dây thần kinh bị ảnh hưởng trong cơ thể. Máy cung cấp chuyển động lặp đi lặp lại chẳng hạn như đi bộ hỗ trợ một phần trọng lượng, ‘găng tay’ tạo chuyển động tay và liệu pháp dựa trên hoạt động cung cấp kích thích cho các chi để hoạt động trở lại. Liệu pháp gương cho phép người bệnh nhìn vào bên bị ảnh hưởng của cơ thể để học cách giành quyền kiểm soát với cùng bên não. Liệu pháp dưới nước cho phép cơ thể di chuyển bằng cách sử dụng sức nổi của nước. Liệu pháp âm nhạc kết nối nhịp điệu với chuyển động. Tất cả đều có thể tăng cường phục hồi sau đột quỵ.
Phục hồi sau đột quỵ có thể mất nhiều thời gian. Lúc đầu, quá trình phục hồi có thể diễn ra nhanh chóng khi tình trạng sưng tấy và chấn thương ở não biến mất. Theo thời gian, chức năng hoạt động trở lại có vẻ chậm nhưng quá trình khôi phục vẫn diễn ra. Thật sai lầm khi cho rằng hệ thần kinh trung ương không tìm cách phục hồi. Và cũng thật sai lầm khi cho rằng các tế bào thần kinh mà bạn sinh ra là những tế bào duy nhất bạn sẽ có.
Hệ thần kinh có khả năng cải thiện vượt bậc. Nó muốn tự sửa chữa và phục hồi chức năng thông qua một quá trình gọi là tính mềm dẻo. Các tế bào thần kinh mới sẽ được phát triển trong suốt cuộc đời của bạn. Liên tục duy trì các bài tập tại nhà sẽ giúp bạn tiếp tục cải thiện, mặc dù với tốc độ chậm hơn.
Dữ Kiện và Số Liệu
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư của quốc gia và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật nghiêm trọng, lâu dài ở Hoa Kỳ. Chỉ một vài năm trước, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba. Tỷ lệ sống sót ngày càng tăng do những tiến bộ trong phương pháp điều trị.
Đột quỵ cột sống ước tính xảy ra ở 54 trên 1 triệu người. Đột quỵ cột sống là tình trạng hiếm gặp. Do đó, chỉ có thông tin chung về đột quỵ.
Khoảng 6 triệu người bị đột quỵ vẫn còn sống cho đến ngày nay.
800.000 ca đột quỵ xảy ra ở Mỹ mỗi năm.
87% đột quỵ ở não là do thiếu máu cục bộ. 13% trường hợp đột quỵ ở não bị xuất huyết.
Những người bị rung nhĩ (nhịp tim bất thường) có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần.
Ngày Đột Quỵ Thế Giới là ngày 29 tháng 10.
80% trường hợp đột quỵ có thể ngăn ngừa được bằng cách kiểm soát huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu. Ngoài ra, ăn chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân và sống tích cực. Bỏ thuốc lá. Chỉ dùng aspirin liều thấp nếu được chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn khuyến nghị. (Dùng aspirin khi không cần thiết có thể gây hại cho sức khỏe của bạn theo những cách khác.)
Nguồn: NIH Fact Sheet
Nghiên cứu
Những tiến bộ trong nghiên cứu đã dẫn đến những liệu pháp mới và hy vọng mới cho những người có nguy cơ hoặc đã bị đột quỵ. Có hàng ngàn nghiên cứu được thực hiện về các khía cạnh khác nhau của đột quỵ. Việc nghiên cứu phòng ngừa đột quỵ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị đang được tiến hành.
Các yếu tố không kiểm soát được làm tăng nguy cơ đột quỵ đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Liệu pháp di truyền đang được nghiên cứu để sửa đổi những yếu tố này. Một cách tiếp cận thú vị là làm chậm lưu lượng máu lên não như động vật ngủ đông vẫn làm. Một cách khác là sử dụng phương pháp hạ thân nhiệt hoặc làm mát cơ thể để giảm nhu cầu lưu thông máu. Mặt khác của nghiên cứu là tăng lưu lượng máu đến não thông qua kích thích xuyên sọ, một thiết bị bên ngoài để tăng lưu lượng máu đến phần bị ảnh hưởng của não hoặc tủy sống sau đột quỵ.
Khi bị đột quỵ, một số tế bào cột sống chết ngay tức thì; những người khác vẫn gặp rủi ro trong nhiều giờ và thậm chí nhiều ngày do một chuỗi phá hủy liên tục. Một số tế bào bị tổn thương có thể được cứu bằng cách can thiệp sớm với các loại thuốc bảo vệ thần kinh. Những loại thuốc này hoạt động theo nhiều cách khác nhau đang được thử nghiệm lâm sàng.
Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành. Đây là những nghiên cứu được thực hiện trên con người. Sử dụng stent trong động mạch cảnh (giống như trong tim) được chứng minh là có hiệu quả tương đương với phẫu thuật. Điều trị y tế bằng cách dùng aspirin có và không có thuốc chống kết tập tiểu cầu đang được nghiên cứu như một phương pháp điều trị để giảm nguy cơ đột quỵ lần thứ hai. Các loại thuốc khác để kiểm soát albumin và glucose đang được nghiên cứu.
Tế bào gốc đang được nghiên cứu như một phương pháp điều trị khả thi cho mọi chẩn đoán. Những nghiên cứu này đang ở giai đoạn đầu. Không có phương pháp chữa trị chứng đột quỵ nào bằng cách sử dụng tế bào gốc vào thời điểm hiện tại.
Nguồn tài liệu và hỗ trợ để quản lý đột quỵ
ĐỌC THÊM
Phần Các Triệu Chứng Đột Quỵ-Cột Sống:
Hill VA, Towfighi A. Modifiable Risk Factors for Stroke and Strategies for Stroke Prevention. Semin Neurol. 2017 Jun;37(3):237-258. doi: 10.1055/s-0037-1603685. Epub 2017 Jul 31.
Alloubani A, Saleh A, Abdelhafiz I. Hypertension and diabetes mellitus as a predictive risk factors for stroke. Diabetes Metab Syndr. 2018 Jul;12(4):577-584. doi: 0.1016/j.dsx.2018.03.009. Epub 2018 Mar 19.
Phần Hệ Lụy của Đột Quỵ:
Hankey GJ. Stroke. Lancet. 2017 Feb 11;389(10069):641-654. doi: 10.1016/S0140-6736(16)30962-X. Epub 2016 Sep 13.
Frolov A, Feuerstein J, Subramanian PS. Homonymous Hemianopia and Vision Restoration Therapy. Homonymous Hemianopia and Vision Restoration Therapy. Neurol Clin. 2017 Feb;35(1):29-43. doi: 10.1016/j.ncl.2016.08.010.
Bartolomeo P, Thiebaut de Schotten M. Let thy left brain know what thy right brain doeth: Inter-hemispheric compensation of functional deficits after brain damage. Neuropsychologia. 2016 Dec;93(Pt B):407-412. doi: 10.1016/j.neuropsychologia.2016.06.016. Epub 2016 Jun 14.
Phần Điều Trị và Phục Hồi:
Siegel J, Pizzi MA, Brent Peel J, Alejos D, Mbabuike N, Brown BL, Hodge D, David Freeman W. Update on Neurocritical Care of Stroke. Curr Cardiol Rep. 2017 Aug;19(8):67. doi: 10.1007/s11886-017-0881-7
Hadidi NN, Huna Wagner RL, Lindquist R. Nonpharmacological Treatments for Post-Stroke Depression: An Integrative Review of the Literature. Res Gerontol Nurs. 2017 Jul 1;10(4):182-195. doi: 10.3928/19404921-20170524-02. Epub 2017 May 30
Phần Phục Hồi Chức Năng:
Ware R, Moore M. Validity of measures of neurological status used for predicting functional independence in adults after a cerebrovascular accident: a systematic review protocol. JBI Database System Rev Implement Rep. 2017 Mar;15(3):603-606. doi: 10.11124/JBISRIR-2016-002978.
Pin-Barre C, Laurin J. Physical Exercise as a Diagnostic, Rehabilitation, and Preventive Tool: Influence on Neuroplasticity and Motor Recovery after Stroke. Neural Plast. 2015;2015:608581. doi: 10.1155/2015/608581. Epub 2015 Nov 23. Review.
Hara Y. Brain plasticity and rehabilitation in stroke patients. J Nippon Med Sch. 2015;82(1):4-13. doi: 10.1272/jnms.82.4. Review.
Phần Dữ Kiện và Số Liệu:
Thrift AG, Thayabaranathan T, Howard G, Howard VJ, Rothwell PM, Feigin VL, Norrving B, Donnan GA, Cadilhac DA. Global stroke statistics. Int J Stroke. 2017 Jan;12(1):13-32. doi: 10.1177/1747493016676285.
Phần Nghiên Cứu:
Hu X, Tong KY, Li R, Chen M, Xue JJ, Ho SK, Chen PN. Combined functional electrical stimulation (FES) and robotic system for wrist rehabiliation after stroke. Stud Health Technol Inform. 2010;154:223-8.
Russo MJ, Prodan V, Meda NN, Carcavallo L, Muracioli A, Sabe L, Bonamico L, Allegri RF, Olmos L. High-technology augmentative communication for adults with post-stroke aphasia: a systematic review. Expert Rev Med Devices. 2017 May;14(5):355-370. doi: 10.1080/17434440.2017.1324291. Epub 2017 May 9.
Hoermann S, Ferreira Dos Santos L, Morkisch N, Jettkowski K, Sillis M, Devan H, Kanagasabai PS, Schmidt H, Krüger J, Dohle C, Regenbrecht H, Hale L, Cutfield NJ. Computerised mirror therapy with Augmented Reflection Technology for early stroke rehabilitation: clinical feasibility and integration as an adjunct therapy. Disabil Rehabil. 2017 Jul;39(15):1503-1514. doi: 10.1080/09638288.2017.1291765. Epub 2017 Mar 3.
Bertani R, Melegari C, De Cola MC, Bramanti A, Bramanti P, Calabrò RS. Effects of robot-assisted upper limb rehabilitation in stroke patients: a systematic review with meta-analysis. Neurol Sci. 2017 Sep;38(9):1561-1569. doi: 10.1007/s10072-017-2995-5. Epub 2017 May 24.