Bệnh rỗng tủy và tủy sống bám thấp
Bệnh rỗng tủy là gì?
Ở bệnh rỗng tủy hậu chấn thương (tiếng Anh là Syringomyelia, đọc là sear-IN-go-my-EE-lia), trong tủy sống hình thành một nang hoặc khoang chứa đầy dịch. Khoang này có thể mở rộng theo thời gian, kéo dài hai hoặc nhiều đoạn cột sống từ ngang chỗ bị SCI.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh rỗng tủy và tủy sống bám thấp là giống nhau và có thể bao gồm:
- Dần dần thoái hóa tủy sống
- Dần dần mất cảm giác hoặc lực
- Đổ mồ hôi
- Co cứng
- Đau đớn
- Tăng phản xạ tự phát (AD)
Tủy sống bám thấp là gì?
Tủy sống bám thấp là tình trạng trong đó mô sẹo hình thành và giữ tủy sống dính vào màng cứng, màng mô mềm bao quanh tủy sống. Việc hình thành sẹo này ngăn dòng chảy dịch tủy bình thường xung quanh tủy sống và cản trở sự vận động bình thường của tủy sống bên trong màng.
Tình trạng dính bám dẫn đến hình thành nang. Sự hình thành này có thể xảy ra mà không có dấu hiệu của bệnh rỗng tủy, nhưng sự hình thành nang hậu chấn thương chắc chắn sẽ có tủy sống bám thấp ở mức độ nào đó.
Phát hiện và điều trị
Bệnh rỗng tủy và tủy sống bám thấp có thể diễn ra từ nhiều tháng tới nhiều thập kỷ sau khi bị chấn thương tủy sống.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể phát hiện nang trong tủy sống, trừ khi có mảnh vỡ thanh dọc, nẹp vít, hoặc đầu đạn.
Bệnh rỗng tủy cũng có thể liên quan đến tật nứt đốt sống, khối u tủy sống, viêm màng nhện, và bệnh rỗng tủy vô căn (không rõ nguyên nhân). MRI đã giúp tăng đáng kể số lượng chẩn đoán ở giai đoạn đầu của bệnh rỗng tủy. Các dấu hiệu rối loạn thường phát triển chậm, mặc dù có thể xảy ra khởi phát đột ngột với ho và căng thẳng.
Tủy sống bám thấp và bệnh rỗng tủy được điều trị bằng cách phẫu thuật. Việc giải phóng tủy sống bao gồm phẫu thuật tinh vi để giải phóng mô sẹo xung quanh tủy sống, nhằm phục hồi dòng chảy dịch tủy và sự vận động của tủy sống.
Ngoài ra, có thể đặt một mô ghép nhỏ vào vị trí dính bám để củng cố không gian màng cứng và giảm nguy cơ sẹo tái phát.
Nếu có nang, có thể đặt ống dẫn shunt bên trong khoang để hút dịch khỏi nang.
Phẫu thuật thường giúp cải thiện thể lực và giảm đau. Tuy nhiên, không phải lúc nào phẫu thuật cũng giúp phục hồi chức năng cảm giác đã mất. Mặc dù phẫu thuật có thể giúp ổn định hoặc cải thiện ở mức độ vừa phải các triệu chứng đối với hầu hết mọi người, song sự điều trị chậm trễ có thể dẫn đến chấn thương tủy sống không thể phục hồi.
Việc tái phát bệnh rỗng tủy sau phẫu thuật có thể dẫn đến việc cần phẫu thuật thêm. Những phẫu thuật này có thể không thành công hoàn toàn trong khoảng thời gian dài. Có đến một nửa số người được điều trị bệnh rỗng tủy bị tái phát triệu chứng trong vòng năm năm.
Dị dạng Chiari
Bệnh rỗng tủy cũng xảy ra với những người bị bất thường bẩm sinh ở não, gọi là dị dạng Chiari. Trong quá trình phát triển bào thai, phần bên dưới của tiểu não nhô ra từ phần đáy của đầu, đâm vào phần cổ của ống tủy sống.
Các triệu chứng thường bao gồm buồn nôn, yếu cơ ở đầu và mặt, khó nuốt, và các mức độ suy giảm tinh thần khác nhau.
Cũng có thể xảy ra tê liệt ở tay và chân. Người lớn và trẻ vị thành niên bị dị dạng Chiari trước đó không biểu hiện triệu chứng có thể có các dấu hiệu suy giảm dần dần, chẳng hạn như chuyển động mắt nhanh, không chủ động xuống phía dưới.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm chóng mặt, đau đầu, nhìn một thành hai, điếc, suy giảm khả năng phối hợp cử động, và các cơn đau cấp tính ở trong và xung quanh mắt.
Webcast: SCI & Bệnh Rỗng Tủy
Trong bản ghi âm này về cuộc thảo luận trực tuyến, Y Tá Linda thảo luận về việc điều trị và phòng ngừa bệnh rỗng tủy.
Các nguồn lực
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh rỗng tủy và cứng cột sống hoặc có thắc mắc cụ thể thì bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thông tin của chúng tôi, làm việc các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, gọi miễn phí theo số 800-539-7309 từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm theo giờ miền Đông (ET).
Nguồn: Viện Rối Loạn Thần Kinh và Đột Quỵ Quốc Gia, Dự Án Liên Đoàn Bệnh Rỗng Tủy & Chiari Hoa Kỳ